Người bệnh gút không chỉ đối mặt với cơn đau cấp tính mà còn gặp phải cục u tophi nổi khắp người. Vậy cục u tophi là gì và nguy hiểm ra sao? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu về cục u tophi
Cục u tophi là gì?
Tophi là tập hợp các tinh thể monohydrate natri urat được lắng đọng tại các khớp của người mắc bệnh gút. Bệnh gút trải qua 03 giai đoạn phát triển như sau: giai đoạn không triệu chứng; giai đoạn gút khởi phát và giai đoạn gút mạn tính. Trong đó, giai đoạn đầu là thời gian khó nhận biết sự xuất hiện của bệnh gút bằng mắt thường, bệnh nhân không bị đau nhức. Đến giai đoạn thứ 2, bệnh nhân đối mặt với các đợt viêm gút cấp tính, gây đau nhức rõ rệt. Sang giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân đã bước vào giai đoạn viêm nhức tột độ, lúc này các cục u tophi (hay hạt tophi) bắt đầu xuất hiện.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tốc độ hình thành cục u tophi phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric trong máu của người bệnh. Do đó, người bệnh không thể xác định được thời điểm chính xác xuất hiện cục u tophi hoặc ngưỡng acid uric để các cục u này hình thành.
Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể tính toán thời gian trung bình từ khi xuất hiện cơn đau gút cấp tính đầu tiên đến lúc bước vào giai đoạn gút mạn tính (thời điểm cục u tophi hình thành) là khoảng 11,6 năm. Do đó, nếu người bệnh thấy cục u tophi xuất hiện sớm hơn khoảng thời gian này, chứng tỏ quá trình kiểm soát bệnh gút trong các giai đoạn trước không tốt.
Tìm hiểu thêm Mối liên hệ giữa bệnh huyết áp cao, bệnh rối loạn mỡ máu và bệnh tiểu đường.
Vỡ cục u tophi nguy hiểm thế nào?
Tỷ lệ hình thành cục u tophi tương quan với mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric trong máu. Bệnh gút xảy ra khi cơ thể không có khả năng loại bỏ acid uric nhanh như khi nó được tạo ra, lượng acid uric dư thừa sẽ kết tinh thành thành tinh thể urat (hay còn gọi là muối urat) và đóng xung quanh khớp xương.
Cục u to phi có thể được lắng đọng trong sụn, màng hoạt dịch, gân hoặc mô mềm. Tophi có thể được tìm thấy tại bất cứ nơi nào trên cơ thể, phổ biến nhất là tại các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, vành tai,…
Các cục u tophi hình thành không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng cản trở quá trình vận động của khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc khác, khi hạt tophi hình tăng trưởng lớn sẽ dẫn đến bị vỡ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng và hoại tử, dẫn đến cưa bỏ phần chi đó. Khi cục tophi vỡ, phần da nằm trên sẽ bị kéo căng và cuối bị loét, phần muối trắng urat bên trong sẽ tràn ra ngoài, gây hiệu ứng kinh hãi đối với người bệnh.
Làm sao để phòng tránh hình thành cục u tophi?
Vết thương do cục u tophi bị vỡ dễ bị lở loét, khó chữa lành, dẫn đến hoại tử. Lượng acid uric thoát ra từ cục u tophi bị vỡ sẽ hòa tan trở lại vào máu, từ đó gây nên cơn đau gút cấp tính, khiến bệnh tình diễn tiến nặng hơn. Người bệnh cần chủ động kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu từ sớm để làm chậm tốc độ hình thành cục u tophi, hạn chế biến chứng nặng nề của bệnh gút về sau.
Tóm lại, sự hình thành cục u tophi không gây đau đớn quá nhiều cho người bệnh so với các cơn đau gút cấp tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu, cục u tophi sẽ xuất hiện nhanh hơn và nhiều hơn. Kích thước cục u tophi cũng sẽ lớn dần gây biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp, từ đó dẫn đến tàn phế.
Đọc thêm Giải pháp tầm soát bệnh gút và theo dõi acid uric ngay tại nhà.