Những ngày hè bắt đầu cũng là khi các kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời thả ga khởi động. Tuy nhiên, song hành với đó là mối lo ngại về bệnh dịch hoành hoành. Bởi thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, đặc biệt là trong nguồn thực phẩm. Một căn bệnh phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải, đó là ngộ độc thực phẩm. Do đó để phòng ngừa tình trạng này, hãy thực hiện những việc làm sau đây.
Những việc làm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến là nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ từ các hàng quán ăn đường phố. Nhiều người đầu bếp vì ham lợi nhuận hoặc thiếu kiến thức về bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm. Hay một số hàng quán không có tủ kính để đậy các món ăn, dẫn đến ruồi nhặng bay vào. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, hải sản, sữa, trứng… sẽ trở thành điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, nếu không được chế biến kỹ càng. Sự tăng cao của nhiệt độ cũng khiến quá trình phân hủy của thực phẩm diễn ra nhanh chóng, phát sinh nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người.
Vì thế, bạn cần thực hiện những việc này để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng.
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên mua các loại thực phẩm tươi sống ở những khu vực chợ hay siêu thị gần nhà. Với những thực phẩm đã qua giết mổ hoặc chế biến, hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín và lưu lại các hóa đơn mua hàng, phòng trường hợp ngộ độc có thể sử dụng để làm các thủ tục pháp lý.
Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Tủ lạnh là nơi để bạn chứa các thực phẩm chưa qua chế biến và đã chế biến. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh là một trong những việc cần thiết để bảo quản thực phẩm tốt nhất. Bạn hãy đặt nhiệt độ tủ lạnh luôn dưới 5 độ C và khu vực đông đá ở từ – 15 độ C đến – 18 độ C. Các loại rau sau khi mua về, hãy nhặt sạch các rau hư, úng, rồi đem rửa sạch và để ráo nước hãy bỏ vào tủ lạnh. Nếu bạn chưa ăn ngay, đừng nên rửa mà nên để đợi đến khi nấu hãy rửa bạn nhé. Lưu ý rằng nên để rau ở ngăn mát tủ lạnh, không nên để quá gần ngăn lạnh.
Xem thêm bài viết: Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh
Thời tiết mùa hè nóng bức, bạn nên thường xuyên đi chợ mỗi ngày để mua thực phẩm tươi sống thay vì mua nhiều về để chất đống trong tủ lạnh như trước. Nếu thực phẩm đã chế biến, bạn nên bỏ vào hộp nhựa đậy kín và hâm lại khi sử dụng. Lưu ý không nên hâm quá nhiều lần vì sẽ làm mất đi chất lượng của sản phẩm. Hãy rã đông hoàn toàn các thực phẩm ở ngăn lạnh trước khi chế biến món ăn. Thời gian khuyến cáo trữ thức ăn thừa chỉ nên từ 3-5 ngày. Nếu chưa có ý định nấu, hãy để chúng ở ngăn lạnh nhé.
Nấu ăn nhanh chóng hơn
Sau khi mua thực phẩm về, hãy nhanh chóng chế biến món ăn thay vì để lâu làm vi khuẩn có cơ hội phát triển. Như chúng ta đã biết vi khuẩn có thể nhanh chóng phát triển trong môi trường thuận lợi, ví dụ các thực phẩm giàu protein. Cứ 10 – 30 phút, chúng lại nhân đôi, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16… 1 cá thể vi khuẩn có thể thành hàng tỷ tế bào trong khoảng 10 -12 giờ. Nhiệt độ phù hợp để các vi khuẩn hình thành bệnh như salmonella, campylobacter, B. Cereus, Vibrio cholerae, E.coli, … nằm trong khoảng 28 độ đến 42 độ C. Đặc biệt, chúng có thể bị tiêu diệt nếu được đun chín kỹ.
Luôn làm nóng thực phẩm
Hãy luôn nấu chín các thực phẩm ở nhiệt độ cao nếu bạn chưa cần phải bỏ chúng vào tủ lạnh. Ngoài ra, bạn nên hạn chế để thức ăn ở ngoài lạnh quá lâu rồi mới bỏ vào tủ lạnh. Sau khi hâm nóng thức ăn, bạn có thể chia nhỏ các món ăn thành từng phần nhỏ để chúng mau nguội khi bỏ vào tủ lạnh nhé. Bạn nên ăn ngay sau khi nấu, nếu thức ăn đã để trong phòng khoảng 2 giờ, bạn nên nấu lại để ăn. Nguyên tắc là hãy luôn tiêu thụ thức ăn trong khoảng không quá 2 giờ sau khi chế biến.
Không để thực phẩm tươi sống lẫn với đồ đã chế biến
Ít ai biết vi khuẩn từ các thực phẩm tươi sống có thể lẫn vào các thức ăn đã được bạn chế biến và xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, bạn hãy để riêng các món ăn nấu chín sang một bên. Không nên để nước của thịt phẩm tươi sống chảy vào các thực phẩm khác để hạn chế lây lan vi khuẩn. Đặc biệt là hãy dùng thớt riêng hoặc rửa sạch thớt khi cắt các thực phẩm. Lưu ý là luôn rửa tay thật kỹ càng trước khi chế biến các thực phẩm tươi sống bạn nhé. Với các thực phẩm để ngoài hơn 4 giờ, bạn không nên sử dụng, cụ thể như hải sản, thịt, mì ống…
Trên đây là một số tips nhỏ bạn cần nhớ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè này. Siêu Thị Y Tế hy vọng bài viết giúp ích cho cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.