Cách sử dụng máy đo huyết áp cổ tay omron như thế nào đo ra sao ?… Là câu hỏi mà nhiều người quan tâm gửi về cho Siêu Thị Y Tế. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia giải đáp cho các bạn, các bạn cùng tham khảo nhé.
Cách sử dụng máy đo huyết áp cổ tay omron
Omron có một số điểm khác so với máy đo của các thương hiệu khác. Nếu như các loại máy khác thường là để ngửa tay, để tay trên bàn thì máy đo huyết áp Omron luôn để chéo tay, áp máy vào tim, để máy ngang tim không để quá cao hoặc quá thấp luôn cho kết quả chính xác nhất.
Quấn vòng bít máy đo huyết áp cổ tay
Trước hết, cách quấn vòng bít ở cổ tay: chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo, cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn:
- Nên tiến hành đo ở cổ tay bênh trái vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn
- Quấn vòng bít sao cho ngón tay cái song song với màn hình hiển thị của máy.
- Mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm.
Tư thế khi đo bằng máy đo huyết áp cổ tay Omron
Theo các nhà chuyên môn, tư thế đo quyết định rất nhiều đến kết quả đo. Khi sử dụng máy đo thì bạn không nên để quá cao so với tim cũng như không nên để quá thấp so với tim, nên nhớ luôn luôn để thiết bị ngang tim.
Đặc biệt, bạn nên đo huyết áp ở cùng một thời điểm trong ngày để biết được huyết áp của bạn có dao động nhiều hay không.
Lưu ý trước khi đo huyết áp cổ tay Omron
- Ngồi thoải mái, thư giẫn ở nhiệt độ phòng thích hợp
- Không ăn uống, hút thuốc, tập thể dục hay vừa sử dụng các chất kích thích khi đo huyết áp. Nghỉ ngơi từ 30 phút – 60 phút sau mới bắt đầu đo huyết áp.
- Ngồi trên ghế, đặt chân xuống nền nhà phằng. Không vắt chân chữ ngũ, ngồi ngả nghiêng, cử động hay nói chuyện trong quá trình đo.
Tiến hành đo huyết áp chuẩn
Nhấn Start/Stop. Tất cả biểu tượng sẽ hiện trên màn hình. Vòng bít sẽ bắt đầu bơm hơi tự động. Tháo vòng bít và tắt máy.
Ấn phím Start/Stop để tắt máy. Đọc kết quả đo, ghi lại để theo dõi. Muốn đo lại chờ khoảng 10-15 phút.
Như vậy bạn đã biết cách sử dụng máy đo huyết áp bạn có thể tham khảo chỉ số huyết áp là gì ở bên dưới
Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp và bệnh huyết áp là những cái tên phổ biến mà bất cứ ai cũng đã biết và nghe đến? Hay như chúng ta thường kháo nhau rằng “Tôi bị bệnh huyết áp cao” hay “Tôi chóng mặt và buồn nôn hình như tôi đang bị huyết áp thấp”.
Những vấn đề cơ bản huyết áp là gì? Hay cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử như thế nào? Vậy thì nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, thì nên đọc bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh huyết áp,
cũng như cách nhận biết chỉ số huyết áp để hiểu được sức khỏe của mình đang ở giai đoạn nào, để từ đó mà có những phương pháp chăm sóc và điều hướng cách sinh hoạt, phòng ngừa cho bản thân.
Thế nào là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất hay chỉ số trên là huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.
Chỉ số thứ hai hay chỉ số dưới là huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
Đoán bệnh nhờ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp Huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
Huyết áp thấp: Hạ huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?
Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 mmHg và huyết áp trương tâm >90 mmHg. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.
Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: nghĩa là huyết áp tâm thu (sys) = 135 mmHg, Huyết áp tâm trương (dia) = 85 mmHg, tức là nguy cơ huyết áp cao, khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị (lưu ý là nên đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì đi bệnh viện).
Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày sáng, trưa, tối, theo dõi trong nhiều ngày.
Lưu ý, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 sai biệt là 60 tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương?
Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn <90 mmHg. Ví dụ: Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn <100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp. Bạn cần nhập cấp cứu ngay lập tức.
Bên cạnh đó là biểu hiện khác bạn cần nắm được như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, hay buồn ngủ và lười lao động là những dấu hiệu phổ biến nhất.
Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.
Bên trên là một số thông tin chia sẻ về cách sử dụng máy đo huyết áp cổ tay omron. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.
Thông tin trên cho bạn: Máy đo huyết áp cố tay Omron tốt, tuy nhiên mức giá thành tương đối cao.
Vì thế các bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm của một số thương hiệu khác như Boso, DrKare… Các model tiêu biểu có thể lựa chọn máy đo huyết áp cổ tay Medistar Plus, Dr 39…