Cao huyết áp, một vấn đề sức khỏe thường gặp ở người lớn, ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm thì căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy cao huyết áp ở trẻ em là gì, nguyên nhân và giải pháp khắc phục như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Siêu Thị Y Tế để có câu trả lời nhé!
Định nghĩa cao huyết áp ở Người Trẻ
Huyết áp cao ở người trẻ được định nghĩa là khi trẻ có huyết áp bằng hay cao hơn 95% so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ bạn có thể tham khảo.
Độ tuổi |
Chiều cao |
Chỉ số huyết áp bình thường |
1-12 tháng |
Từ 72/37 – 104/56 mmHg |
|
1-2 tuổi |
77 – 98 cm |
Từ 85/37 – 113/69 mmHg |
3-5 tuổi |
92 – 120 cm |
Từ 91/46 – 120/80 mmHg |
6-12 tuổi |
111 – 164 cm |
Từ 96/55 – 131/62 mmHg |
13-17 tuổi |
147 – 172 cm |
Từ 108/62 – 143/94 mmHg |
Nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp ở người trẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ởngười trẻ khá đa dạng, có thể chia thành những loại sau:
Nguyên nhân nguyên phát (không xác định rõ)
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ quan trọng.
- Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều muối, chất béo bão hòa, đường và đồ uống có ga có thể làm tăng huyết áp.
- Ít vận động: Thiếu vận động thể chất là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả cao huyết áp.
Nguyên nhân thứ phát (liên quan đến bệnh lý khác)
- Bệnh thận là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cao huyết áp ở trẻ em.
- Một số bệnh khác như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone hay một vài loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.
Nguyên nhân khác
Ở trẻ sơ sinh, biến chứng của việc sinh non như hẹp động mạch thận, loạn sản phế quản phổi hay hẹp eo động mạch chủ, bất thường thận bẩm sinh cũng gây nên bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, gia đình có người hút thuốc lá cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp.
Triệu chứng của cao huyết áp ở trẻ em
Khác với người lớn, trẻ em thường không có những triệu chứng rõ ràng, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây:
- Nhức đầu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Chóng mặt, hoa mắt: Trẻ có thể cảm thấy chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Mệt mỏi: Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn bình thường.
- Nôn mửa: Một số trẻ có thể bị nôn mửa, đặc biệt khi huyết áp tăng cao đột ngột.
- Đỏ bừng mặt, vã mồ hôi: Đây là dấu hiệu của huyết áp tăng cao.
- Hồi hộp, đánh trống ngực: Nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn bình thường.
- Giảm thị lực: Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị giảm thị lực.
- Co giật: Ở những trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật.
- Phù: Trẻ có thể bị phù chân, mắt cá chân.
Cách chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em
Chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em là một quá trình quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán thường dựa trên các yếu tố sau:
- Thực hiện đo huyết áp cho trẻ nhiều lần.
- Sử dụng áp kế thủy ngân, dao động kế, huyết áp kế đồng hồ hoặc máy đo huyết áp điện tử để đo huyết áp. Ngoài ra, do huyết áp bằng phương pháp nghe vẫn được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ.
- Tùy vào bệnh lý phối hợp, các bé có thể được làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp động mạch thận, định lượng hormone,…
Phương pháp điều trị cao huyết áp ở trẻ em
Điều trị cao huyết áp ở trẻ em nhằm mục tiêu kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp điều trị thường kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc bao gồm:
- Tăng cường hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao đều đặn như chạy, bơi, đạp xe…
- Giảm cân: Nếu trẻ thừa cân, cần giúp trẻ giảm cân bằng chế độ ăn uống DASH và tập luyện thường xuyên.
- Hạn chế các chất kích thích: Tránh cho trẻ uống các loại đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê và các chất kích thích khác.
- Tránh khói thuốc: Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, kể cả khói thụ động vì gây hại đến tim và hệ thống mạch máu của trẻ.
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Cách phòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ
Cao huyết áp ở người trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa cao huyết áp, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
-
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý cho trẻ nhỏ có nghĩa là không để trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì hay dư thừa trọng lượng.
- Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, hoa quả giàu chất xơ
Đặc biệt là các loại rau xanh, hoa quả trồng bằng phương pháp hữu cơ vì nó không gây độc, không có chứa các chất như thuốc trừ sâu, hoá chất nhưng lại chứa nhiều chất xơ, nhất là các loại hoa quả tươi.
- Tăng cường hoạt động thể chất
Theo số liệu thống kê thì tại vùng Bắc Mỹ hiện nay có trên 20 triệu trẻ em mắc bệnh béo phì, bởi vậy tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ngày càng cao.
Phần lớn những đứa trẻ này là nhóm ăn nhiều, nhất là các loại thức ăn nhanh, trong khi đó lại nghiện xem tivi, nghiện chơi game và lười hoạt động thể chất, do vậy việc tăng cường luyện tập sẽ giúp cho trẻ giảm được các nguy cơ béo phì.
Hoạt động rất đa dạng, có thể là tham gia các trò chơi ngoài trời, luyện tập thể thao, cho trẻ đi picnic vv…
- Giảm stress và các loại bệnh thần kinh
Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mayo Clinic thì ngoài những tác động về ăn uống và thể chất thì những tác động xấu do stress thần kinh gây nên cũng là nguyên nhân rất tiềm ẩn đối với bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Một số thông tin chia sẻ về bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi. Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Lưu ý, để kiểm soát bệnh cao huyết áp, cách tốt nhất sử dụng máy đo huyết áp tại nhà đo huyết áp thường xuyên.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital |
Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở người trẻ tuổi không rõ ràng nên bố mẹ cần phải theo dõi cho con định kỳ để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Theo dõi thêm những bài viết khác cùng chuyên mục của Siêu Thị Y Tế để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!