Bệnh nhân bị cao huyết áp thường băn khoăn không biết khi bị cao huyết áp có truyền dịch được không? Truyền dịch có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Ngay sau đây, hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu thông tin chính xác về vấn đề này nhé!
Truyền dịch là gì?
Trước tiên để biết người mắc bệnh cao huyết áp có truyền dịch được không, chúng ta cùng tìm hiểu truyền dịch là gì? Khi nào chúng ta cần truyền dịch.
Truyền dịch là cách tiêm truyền loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể là muối biển, có thể là vitamin, có thể là đạm… thông qua việc tiêm chậm hoặc truyền vào tĩnh mạch người bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên môn, cơ thể người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất như đạm, muối, chất điện giải… Nếu các chỉ số trung bình này thấp hơn mức cho phép thì bạn cần phải truyền dịch để bù đắp sự thiếu hụt. Một số trường hợp cần phải khẩn cấp truyền dịch như bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước trầm trọng, mất máu, người bị ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng nặng hay thời gian trước và sau khi phẫu thuật…
Truyền dịch có 4 loại là dịch truyền bù nước và cân bằng chất điện giải trong cơ thể, dịch truyền cung cấp dinh dưỡng, dịch truyền thay thế huyết tương để duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch và dịch truyền kiềm huyết. Truyền dịch là việc làm khá đơn giản và phổ biến tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không thực hiện đúng như sốc phản vệ, dị ứng, tai biến, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn chất điện giải. Dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể thiếu hụt và thực sự cần thiết bổ sung. Do đó cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi truyền dịch.
Cao huyết áp có truyền dịch được không?
Để giải đáp cho câu hỏi “cao huyết áp có truyền dịch được không?” thì câu trả lời là tùy vào hoàn cảnh và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành cho truyền dịch hay là không, truyền chất gì và tốc độ nhanh chậm ra sao cho phù hợp.
Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị tiêu chảy, nôn mửa kéo dài dẫn đến mất nước nghiêm trọng, truyền dịch có thể được chỉ định để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất hoặc trước và sau phẫu thuật, người bệnh cao huyết áp có thể được truyền dịch để duy trì huyết áp ổn định.
Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa, cần theo dõi huyết áp liên tục để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng.
>> Có thể bạn quan tâm: Cao Huyết Áp Uống Nước Đường Được Hay Không?
Lời Khuyên Hữu Ích Cho Bệnh Cao Huyết Áp
Thay đổi lối sống là bước quan trọng đầu tiên giúp giảm huyết áp ở người bệnh cao huyết áp. Những thay đổi nhỏ mỗi ngày của bạn sẽ góp phần ổn định huyết áp hơn rất nhiều đấy. Ở người bệnh cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, lối sống sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn đối phó với cao huyết áp hiệu quả.
>> Bạn nên tự theo dõi, tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp
Những khuyến cáo chung cho người bệnh cao huyết áp
- Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày
- Duy trì cân nặng lý tưởng
- Giảm lượng natri (muối) nạp vào
- Tăng lượng kali trong khẩu phần ăn
- Hạn chế uống rượu bia
- Bổ sung trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít chất béo đồng thời hạn chế chất béo
- bão hòa. (Chế độ ăn kiêng DASH là một chế độ ăn phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên)
- Không hút thuốc lá.
Hạn chế muối và tăng lượng kali
Hạn chế muối
Một số người già, người mắc bệnh tiểu đường, những người thừa cân và người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp rất nhạy cảm với muối. Điều này có nghĩa là huyết áp của họ phản ứng nhiều hơn với muối so với những người khác. Những người nhạy cảm với muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh cao huyết áp và các bệnh về tim mạch khác.
Lượng muối (natri) nạp vào cơ thể ở mức cao có liên quan mật thiết tới bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp). Nói chung, tất cả mọi người nên hạn chế lượng muối tiêu thụ vào khoảng ít hơn 2.300 mg (khoảng 1 thìa cà phê) một ngày. Một số người trên 50 tuổi hoặc những người bị cao huyết áp, cần giảm lượng natri xuống còn ít hơn 1.500 mg mỗi ngày. Huyết áp ổn định còn góp phần bảo vệ cơ thể chống lại suy tim và các bệnh về tim mạch khác.
Tăng lượng kali
Một chế độ ăn giàu kali rất quan trọng đối với người bệnh cao huyết áp. Với người bình thường, không mắc các bệnh lý liên quan đến tình trạng dư thừa kali, các loại thực phẩm giàu kali có thể giúp bù đắp lượng muối đã được cắt giảm trong khẩu phần. Những thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận, dưa đỏ, cà chua, đậu khô và đậu, các loại hạt, khoai tây và bơ. Lượng kali tiêu thụ hàng ngày theo khuyến nghị là 3.500 mg một ngày.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kali bổ sung. Tuy nhiên, những người dùng thuốc hạn chế khả năng bài tiết kali của thận, như thuốc ức chế men chuyển, dogixin hoặc thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, không nên dùng thuốc bổ sung kali và cần phải tính toán cẩn thận lượng kali dư thừa trong chế độ ăn.
Các cân nhắc khác trong chế độ ăn uống
Chất xơ
Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp hạ huyết áp ở người bệnh cao huyết áp.
Dầu cá và các axit béo omega-3
Axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá, các loại cá béo và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, axit béo này mang lại những lợi ích nhất định cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp. Chúng giúp giữ cho mạch máu dẻo dai và bảo vệ hệ thần kinh.
Canxi
Canxi điều chỉnh sự hòa hợp của các cơ trơn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có chế độ ăn uống đủ canxi có huyết áp thấp hơn so với những người không ăn đủ canxi. Bản thân việc tăng huyết áp khiến mật độ canxi trong cơ thể giảm sút. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho biết, lượng canxi dư thừa cũng có thể gây ra tăng huyết áp.
>> Xem thêm: Huyết Áp Cao Nên Uống Gì Để Hạ Nhanh? 7 Thức Uống Không Thể Bỏ Qua
Giảm cân
Giảm cân (đặc biệt là ở vùng bụng) đối với những người thừa cân, béo phì cũng có thể làm hạ huyết áp ngay lập tức. Giảm cân, kèm theo hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn, cho phép người bệnh cao huyết áp hạ giảm huyết áp một cách an toàn. Những lợi ích của việc giảm cân với huyết áp là lâu dài.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cho động mạch đàn hồi tốt, thậm chí ở những người lớn tuổi, nó đảm bảo lưu lượng máu và huyết áp ở mức bình thường. Các bác sĩ khuyên bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục trong hầu hết các ngày. Tập thể dục cường độ cao không làm giảm huyết áp hiệu quả như tập thể dục cường độ vừa phải, đặc biệt, nó còn có khả năng gây nguy hiểm ở người bệnh cao huyết áp.
Những người già và những người bị tăng huyết áp không kiểm soát hoặc các bệnh nghiêm trọng khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục nào đó.
Một giấc ngủ tốt
Một số chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ, có liên quan tới tình trạng tăng huyết áp. Thiếu ngủ kinh niên cũng khiến huyết áp tăng cao hơn ở bệnh nhân cao huyết áp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Nồng độ hormone căng thẳng gia tăng cùng với mất ngủ, có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp. Những bệnh nhân bị mất ngủ lâu ngày hoặc rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp đối phó kịp thời với vấn đề này.
Giải tỏa căng thẳng
Giảm căng thẳng giúp kiểm soát tốt huyết áp. Tập yoga, Thái Cực quyền và các kỹ thuật thư giãn khác như ngồi thiền sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn.
Lời khuyên cho bạn: Để kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp, bên cạnh việc truyền dịch hạn chế tình trạng suy kiệt, mất máu… thì người bệnh cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt, tập luyện khoa học và thường xuyên đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital |
Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
Bên trên là một số thông tin chia sẻ về truyền dịch và giải đáp bệnh nhân cao huyết áp có truyền dịch được không. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị y tế chất lượng chính hãng, hãy liên hệ ngay với Siêu Thị Y Tế để nhận được sự tư vấn nhanh nhất.
Tham khảo bài viết: Máy Tạo Oxy Cho Người Bệnh, Máy Thở Oxy 3 Lít 5 Lít 10 Lít – Siêu Thị Y Tế