Nhiều người mắc bệnh hen suyễn lo lắng rằng khi ở độ cao thì các cơn hen sẽ nặng hơn, do đó e ngại không biết người bệnh hen suyễn có leo núi được không? Bởi leo núi vốn là bộ môn yêu thích của nhiều người. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này và đưa ra những lưu ý cần biết để đảm bảo an toàn cho người bệnh hen suyễn khi leo núi.
Người bệnh hen suyễn có leo núi được không?
Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, khởi phát đột ngột, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm và co thắt cơ trơn phế quản. Những triệu chứng hen suyễn phổ biến là ho, nặng ngực, khó thở, khò khè.
Nhiều người bệnh lo lắng không biết hen suyễn có leo núi được không? Nhưng theo các chuyên gia và bác sĩ, người bệnh nên rèn luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Theo đó, bộ môn leo núi không chỉ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe mà còn có thể giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Ở khu vực cao như vùng núi, hàm lượng bụi giảm đi, người bệnh tránh được nguy cơ tiếp xúc với tác nhân khởi phát cơn hen cấp tính.
Tuy nhiên, người bệnh không nên leo núi quá sức, như vậy sẽ làm cơ hô hấp bị kích thích, gây thiếu oxy làm khởi phát cơn hen suyễn. Ngoài ra, việc lựa chọn địa hình leo phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe cũng cần được quan tâm.
Buồng đệm Wellmed DL-08 |
Một số lưu ý khi người bệnh hen suyễn leo núi
Người bệnh nên cẩn trọng khi có dự định leo núi trên các vùng núi cao trên 2500m. Nơi đây có không khí loãng, áp suất không khí giảm dễ làm người bệnh khó thở, mệt mỏi, tăng nguy cơ bùng phát cơn hen suyễn. Vậy nên người bệnh hen suyễn chỉ nên leo ở những ngọn núi có độ cao dưới 2.500 m. Trong trường hợp leo núi ở vùng có độ cao trên 2.500 m, người bệnh cần đảm bảo vùng núi có địa hình dốc vừa phải, giúp cơ thể thích nghi dần, tránh cơn hen tái phát.
Người bệnh không nên leo núi hiểm trở, dốc cao vì cần phải gắng sức để chinh phục những ngọn núi này. Điều này làm tăng nhịp thở, không khí qua phế quản dồn dập, lạnh và khô dẫn đến co thắt phế quản, tăng phản ứng viêm, gây hen cấp tính khiến người bệnh ho, tức ngực, khò khè, khó thở,… Người bệnh nên chọn hình thức trekking hoặc hiking, địa hình bằng phẳng, nên đi bộ và ít leo trèo hay vận động cường độ cao. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi cùng người thân để được hỗ trợ kịp thời khi có tình huống cơn hen cấp phát sinh.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ leo núi khi tình trạng bệnh ổn định, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn leo núi. Điều quan trọng là luôn duy trì phác đồ điều trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ.
Gợi ý: Người bệnh hen suyễn cần duy trì uống thuốc điều trị đều đặn, có thể tham khảo sử dụng máy xông khí dung mỗi ngày tại nhà. Đây là thiết bị chuyên dụng thường được bác sĩ khuyên dùng với thuốc trị hen dạng lỏng, giúp người bệnh chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tại nhà hiệu quả.
Máy xông khí dung dạng lưới Wellmed Air Pro II |
Máy xông mũi họng VOFONN AXD-307 |
Gợi ý các bài tập khác tốt cho người bệnh hen suyễn
Bơi lội
Bơi lội tăng cường sức mạnh của các cơ thở, giúp phổi tiếp xúc với nhiều không khí ẩm và ấm, tăng chức năng phổi ở người bệnh hen suyễn. Khi bơi, cơ thể sẽ ở tư thế nằm ngang giúp làm lỏng chất nhầy tích tụ ở đáy phổi.
Đi bộ
Đi bộ là một hình thức tập thể dục có thể dễ dàng kết hợp vào thói quen hàng ngày của người bệnh, giúp cải thiện triệu chứng khó thở do hen suyễn. Đi bộ mỗi sáng hoặc tối còn giúp tinh thần sảng khoái hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người đi bộ 3 lần/tuần trong 12 tuần đã cải thiện các triệu chứng hen suyễn tốt hơn những người không đi bộ. Người bệnh nên đi bộ 30 phút mỗi lần, vài lần mỗi tuần.
Yoga
Yoga giúp kiểm soát hơi thở, cải thiện đáng kể các triệu chứng hen suyễn và chức năng phổi. Người bệnh hen suyễn nên thực hành các bài tập thở hai lần một ngày, mỗi lần 20 phút để các triệu chứng được thuyên giảm nhanh chóng.
Một số tư thế yoga người bệnh nên tập như tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) và tư thế ngồi xoắn nửa cột sống (Ardha Matsyendrasana) giúp mở rộng vùng ngực, cho phép người bệnh hít vào tốt hơn.
Các môn thể thao dùng vợt
Các môn thể thao dùng vợt như cầu lông hoặc bóng bàn, ít phải chạy vòng quanh hơn so với các hình thức tập luyện khác. Người bệnh nên tập thể thao dùng vợt khoảng 2 lần/tuần.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã biết được người bệnh hen suyễn có leo núi được không cùng những lưu ý cần biết để đảm bảo sức khỏe thực hiện bộ môn này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem thêm: