4 thông tin cần biết về tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

1976

Một trong những cách phòng chống bệnh bạch hầu hiệu quả nhất chính là tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu từ sớm. Vậy bạn cần biết gì về mũi tiêm chủng này? Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!

Những điều cần biết về tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

Thông tin cơ bản về bệnh bạch hầu.

Đối tượng và thời gian thích hợp tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

Vắc-xin phòng bạch hầu được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ và người lớn tùy theo từng loại vắc-xin. Hiện thông tin chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng bạch hầu gần như không có, chỉ chống chỉ định nếu có phản ứng nặng với vắc-xin cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với thành phần của vắc-xin.

Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể tiêm nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng các bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; sau đó có thể tiêm nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.

Những điều cần biết về tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

Trẻ em cũng như người lớn cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu.

Tiêm vắc-xin bệnh bạch hầu có gây phản ứng phụ gì không?

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, phát ban trên da, khó thở, tím tái, trẻ quấy khóc liên tục, bú kém, bỏ bú, li bì, hôn mê… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Các lỗi thường mắc phải khi tiêm vắc-xin bệnh bạch hầu

Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Tuy vậy, có một số ít cá thể sau khi tiêm phòng không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu. Nguyên nhân có thể là không tuân thủ phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều, cũng có thể do suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn.

Một số trường hợp do tiêm vắc-xin đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm xuống thấp, không đủ khả năng bảo vệ thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Không tiêm vắc-xin bệnh bạch hầu có sao không?

Bệnh bạch hầu rất dễ lây nhiễm

Để có thể hiểu rõ vai trò của tiêm vắc-xin bệnh bạch hầu, chúng ta cần nhận biết được bệnh bạch hầu là gì có nguy hiểm không? Trước hết, tác nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 tuýp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Bệnh khởi phát cấp tính và các đặc điểm chính là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ. Độc tố bạch hầu làm cho màng mô chết đi và tích tụ trên cổ họng và amidan, khiến việc thở và nuốt trở nên khó khăn.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác. Chính vì khả năng lây nhiễm dễ dàng như trên, bệnh bạch hầu dễ bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Những điều cần biết về tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm

Hầu hết biến chứng của bạch hầu là do độc tố gây ra, thường gặp nhất là viêm cơ tim và viêm thần kinh:

– Viêm cơ tim: Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, rối loạn nhịp, có thể suy tim và tử vong do đột ngột trụy tim mạch.

– Viêm dây thần kinh: liệt khẩu cái mềm thường gặp nhất trong 3 tuần đầu, tổn thương thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, liệt cơ vận nhãn, liệt cơ hoành, gây yếu cơ ở cánh tay và chân. Liệt cơ hoành có thể gây viêm phổi và suy hô hấp.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận; gây viêm kết mạc; gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở…

Những điều cần biết về tiêm chủng vacxin bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được cách tiêm chủng vắc-xin bệnh bạch hầu cũng như mức độ quan trọng của mũi tiêm chủng này. Hãy tiêm chủng bệnh bạch hầu ngay hôm nay, đồng thời theo dõi Siêu Thị Y Tế để được cập nhật thông tin về căn bệnh này nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.