Cách mang vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn, mang lại hiệu quả điều trị cao

10985

Nhằm mang đến tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân, bạn cần biết cách mang vớ giãn tĩnh mạch và một số lưu ý dưới đây để đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho bệnh tình chính mình.

Chọn loại vớ với áp lực điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh

Điều quan trọng đầu tiên trước khi biết cách mang vớ giãn tĩnh mạch là chọn mua loại vớ có áp lực phù hợp. Chính vì thế trước khi đi mua vớ các bạn nên đo trước các vòng cổ chân, vòng tay trước khi đi mua, vì hiện nay các cửa hàng phân phối các dòng sản phẩm vớ y khoa không hỗ trợ cho các bạn thử vớ. Cách đo rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thước đo (thước đo bằng vải dùng trong việc may quần áo) và ghi lại số đo của mình vào một tờ giấy.

Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ.

  • Vớ gối: Đo vòng cổ chân (vòng nhỏ nhất trên mắt cá) và vòng bắp chân (vòng bắp lớn nhất dưới gối)
  •  Vớ đùi và vớ quần: Đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi (vòng lớn nhất sát bẹn).
Chọn mua loại vớ giãn tĩnh mạch có áp lực phù hợp

Chọn mua loại vớ giãn tĩnh mạch có áp lực phù hợp

Cách mang vớ giãn tĩnh mạch đúng cách

Cách mang vớ giãn tĩnh mạch 1

Cách mang vớ suy giãn tĩnh mạch tương đối đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1: Nắm lấy 2 bên miệng vớ bằng hai tay và kéo lên.
  • Bước 2: Sau đó kéo vớ qua khỏi bàn chân và kéo càng cao càng tốt.
  • Bước 3: Xác định một đoạn giữa thân vớ y khoa sao cho bạn nắm được hai bên, tiếp tục kéo lên cao.
  • Bước 4: Đối với những vị trí vớ bị chùn hay gấp lại, bạn hãy kéo vớ qua điểm đó rồi hãy kéo lên lại.
  • Bước 5: Lặp lại thao tác cách mang vớ tĩnh mạch này để làm phẳng những chỗ vớ bị đùn và gấp.
  • Bước 6: Cuối cùng, hãy kiểm tra lại vớ đã đúng vị trí gót chân chưa để hoàn thành cách mang vớ giãn tĩnh mạch.
Cách đeo vớ giãn tĩnh mạch

Cách đeo vớ giãn tĩnh mạch

Cách sử dụng vớ giãn tĩnh mạch 2

Bạn cũng có thể thực hiện cách mang vớ giãn tĩnh mạch sau:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng việc lộn trái vớ đến vị trí gót của vớ.
  • Bước 2: Sau đó đưa bàn chân vào rồi kéo vớ lên sao cho bàn chân ngay ngắn và gót chân ngay đúng vị trí ở gót của vớ.
  • Bước 3: Tiếp tục dùng tay nắm hai bên miệng vớ rồi đều tay kéo vớ lên.

Đối với người già bị đau cơ như đau khớp tay, đau lưng không cúi xuống để mang vớ vào được thì nên tìm hiểu cách mang vớ giãn tĩnh mạch với khung hỗ trợ. Loại khung này có thể được cung cấp từ nhà sản xuất chính hãng của vớ để giúp người dùng mang vớ dễ hơn.

Tìm hiểu cách mang vớ giãn tĩnh mạch với khung hỗ trợ

Tìm hiểu cách mang vớ giãn tĩnh mạch với khung hỗ trợ

Dùng vớ y khoa có gây biến chứng không?

Mang vớ y khoa đúng cách sẽ không gây nguy hiểm nào cho người dùng. Nhiều người lo lắng liệu mang tất giãn tĩnh mạch lâu thường xuyên có gây ra biến chứng gì không, bạn đừng suy nghĩ nhiều về vấn đề này bởi vớ có tác dụng hoạt động theo cơ chế vật lý, không hề có các phản ứng hóa học với cơ thể như việc sử dụng thuốc hay hóa trị nên rất an toàn khi sử dụng trong thời gian lâu dài.

Tuy nhiên cần sử dụng vớ một cách khoa học, tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh xảy tình trạng bị dị ứng, teo cơ…, mẹo nhỏ cho người sử dụng đó là nên loại Class 1 trong lần đầu nếu bệnh không quá nặng để làm quen dần với áp lực vớ tạo ra, cứ 6 tháng đo lại chân và thay vớ mới một lần đảm bảo nhất.

Xem thêm: Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách

Mang vớ y khoa đúng cách sẽ không gây nguy hiểm nào cho người dùng

Mang vớ y khoa đúng cách sẽ không gây nguy hiểm nào cho người dùng

Mang vớ y khoa bị ngứa có sao không?

Đôi khi bạn có thể cảm thấy bị ngứa khi mang vớ y khoa. Nhưng đừng quá lo lắng vì triệu chứng này không quá đáng ngại và bạn vẫn nên tiếp tục mang vớ y khoa thêm vài ngày và khoảng đến một tuần thì sẽ hết.

Mang vớ y khoa bị ngứa không phải do dị ứng mà có thể do chất dơ còn đọng lại ở chân chưa được làm sạch hoàn toàn, nên sẽ gây ngứa.

Bạn có thể cảm thấy bị ngứa khi mang vớ y khoa

Bạn có thể cảm thấy bị ngứa khi mang vớ y khoa

Cách bảo quản tất y khoa dùng lâu

Bên cạnh việc biết cách mang vớ giãn tĩnh mạch, bạn cũng cần tìm hiểu về cách bảo quản vớ sao cho bền lâu. Sản phẩm được làm từ vải mềm mịn, nên các thứ như móng tay, nhẫn và đồ trang sức đeo tay có thể gây vết xước làm hỏng vớ, cần làm đầu tiên chính là tháo bỏ các loại trang sức trước khi mang vớ, tránh móng tay kéo nắm vớ, dùng mặt trong bàn tay mềm mại để mang vớ hay đeo găng tay cao su.

Bạn nên tháo tất cả các trang sức như nhẫn trước khi mang vớ y khoa

Bạn nên tháo tất cả các trang sức như nhẫn trước khi mang vớ y khoa

Cách giặt vớ y khoa đúng cách

Sau khi biết cách mang vớ y khoa, có lẽ bạn đang băn khoăn không biết cách giặt vớ y khoa có khó không? Có thể giặt vớ để đảm bảo vệ sinh, lưu ý giặt bằng tay và sử dụng bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt nhất là không dùng nước tẩy trắng javen vì sẽ làm vớ mau hư hỏng, đảm bảo phơi khô hoàn toàn trong bóng râm chỗ thoáng mát trước khi sử dụng. nên giặt riêng vớ, không giặt chung với các loại đồ khác.

Bạn có thể giặt vớ y khoa bằng tay và sử dụng bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt

Bạn có thể giặt vớ y khoa bằng tay và sử dụng bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt

Mang vớ khi nào để đạt hiệu quả cao?

Cách đeo vớ giãn tĩnh mạch hiệu quả cao cũng phụ thuộc vào thời điểm bạn sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Cách mang vớ giãn tĩnh mạch đúng là đeo vào đầu ngày. Khoảng thời gian đầu tiên trong ngày, khi bước chân ra khỏi giường thì việc đầu tiên bạn nên làm đó chính là mang vớ vào và sinh hoạt một cách bình thường. Sau mỗi 3 tiếng bạn nên tháo ra để chân được thoải mái hơn, các dòng máu từ động mạch có thể di chuyển dễ dàng xuống chân đưa máu giàu oxi và các chất dinh dưỡng phân bố đều lên các cơ quan. Tháo ra khoảng 1 tiếng rồi sau đó lại mang vào lại cứ như thế cho đến khi bạn đi ngủ.
  • Bạn chỉ nên mang vớ khi phải làm việc, khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, khi đi tập thể dục, hay đi chợ… khi không phải làm việc (nghỉ ngơi), bạn nên tháo vớ ra, và cứ như vậy cho đến hết ngày. Đây là một lưu ý quan trọng trong cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch.
  • Ban đầu khi mới bắt đầu mang vớ bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không được thoải mái vì vớ có lực bóp mạnh, khiến chân bạn khó chịu, tuy nhiên, khi đã quen dần với áp lực của vớ thì bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Lưu ý: Cách tháo vớ giãn tĩnh mạch khá đơn giản, bạn chỉ cần tháo nhẹ nhàng từ trên xuống. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn tuyệt đối không nên mang vớ đi ngủ, thay vì trọng lực dồn xuống chân của bạn, thì khi đi ngủ nó trải đều trên cơ thể bạn, nếu bạn mang vớ, chúng sẽ siết chặt vùng chân mang vớ, cản trở máu đi nuôi vùng đó, gây tê nhức, tím tái chân.

Bạn nên mang vớ y khoa vào đầu ngày

Bạn nên mang vớ y khoa vào đầu ngày

Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 650.000đ

m2150a min1608286217.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Microfiber Soft - Art.M2150A
Giá bán tham khảo: 430.000đ

m1150a min1608284967.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A
Giá bán tham khảo: 380.000đ

m2050a min1608286548.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A
Giá bán tham khảo: 590.000đ

Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY

Trên đây là cách mang vớ giãn tĩnh mạch hiệu quả cao, Siêu Thi Y Tế mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.