Máy trợ thở là một loại máy hỗ trợ thở hô hấp qua mặt nạ (che cả miệng hoặc qua mũi) tùy các mức độ khác nhau, nhằm tăng cường nồng độ thở oxy, áp suất và thời gian khuếch tán oxy từ phổi vào máu. Trong trường hợp nặng hơn, người ta đặt 1 ống thông vào trong lòng khí quản, qua đó máy thở sẽ đẩy dòng khí vào trong phổi của người bệnh. Tham khảo một số giải đáp của các chuyên gia dưới đây để hiểu hơn về vai trò cần thiết của máy trợ thở trong dịch COVID 19 hiện nay!
Máy trợ thở trong dịch COVID 19
* Nghe nói một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong là do thiếu máy thở. Vậy máy thở là gì, hoạt động như thế nào? Mức độ cần thiết ra sao trong điều trị COVID-19?
(Nhiều bạn đọc)
Ông Nguyễn Trung Cấp (trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương): Trong y học phân biệt 2 loại là máy thở không xâm nhập (CPAP, BiPAP) và máy thở xâm nhập (phải mở khí quản người bệnh để đặt ống).
Máy thở CPAP
Máy thở không xâm nhập CPAP bản chất là cái quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân, khi đó bệnh nhân chỉ cần một động tác nhẹ đã có thể hít vào và đỡ tốn sức. Tuy vậy, áp lực dương này sẽ cản trở động tác thở ra. Vì đơn giản cho nên thiết bị này sẽ rẻ tiền hơn các loại máy khác.
Máy thở BIPAP
Máy thở BiPAP hiện đại hơn, nó cảm nhận được thì hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận thì thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp, để bệnh nhân hít vào dễ và thở ra không bị cản trở.
Máy thở xâm nhập là những máy thiết kế cho những bệnh nhân nặng, phải thở qua ống nội khí quản, khi đó máy sẽ kiểm soát hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Do phải đáp ứng nhiều yêu cầu hô hấp của bệnh nhân nặng nên máy có nhiều phương thức thở khác nhau, thậm chí có thiết bị đã tích hợp đa năng cả thở xâm nhập và không xâm nhập.
Các máy thở đắt rẻ khác nhau phụ thuộc độ tinh vi của phần mềm điều khiển, độ nhanh nhạy chính xác của bộ vi xử lý và các sensor, độ bền, thương hiệu và các chức năng kèm theo.
Tình hình máy trợ thở trong dịch Covid-19
Ông Nguyễn Gia Bình (nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai) cho biết theo nghiên cứu chung của các nước đang điều trị dịch COVID-19, cứ 1.000 bệnh nhân sẽ có 200 bệnh nhân nặng hơn, khoảng 50 người trong đó là nặng nhất sẽ phải sử dụng máy thở loại xâm nhập.
Như ở Việt Nam, trong 239 bệnh nhân cho đến nay (chiều 4-4) đã có 5 người phải sử dụng máy thở xâm nhập, ngoài ra có một số bệnh nhân phải hỗ trợ thở oxy. Hiện 3/5 bệnh nhân này đã qua giai đoạn nguy hiểm, còn 2 người (đều là bệnh nhân người Việt Nam và đều là nữ giới, 1 người 64 tuổi và 1 người 88 tuổi) đang tiếp tục thở máy, nhưng bệnh nhân 64 tuổi đang được tính toán để cai dần thiết bị hỗ trợ thở.
Về số lượng hiện có, Bộ Y tế cho biết báo cáo của các bệnh viện toàn quốc cho biết cả nước có khoảng 6.000 cái. Vừa qua, Bộ Y tế đã mua thêm 200 máy và đang tiến hành mua tiếp đợt 2. Tiểu ban hậu cần của Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia đã lên dự trù và đang tiến hành thương thảo để mua thêm máy thở, máy chụp X-quang, thiết bị theo dõi bệnh nhân… từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
* TP.HCM hiện có bao nhiêu máy thở? Ngoài ra, các bệnh viện cần những thiết bị y tế nào trong điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19?
Bạn đọc Trần Minh Thành (TP.HCM)
Theo ông Tăng Chí Thượng (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM), hiện các bệnh viện của thành phố có trên 1.000 cái. Số lượng này tuy chưa phải lớn nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân hiện tại, đặc biệt bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Ngoài máy trợ thở, ông Thượng cho rằng một loại máy hỗ trợ điều trị COVID-19 khá thiết thực hiện nay đó là máy đo độ bão hòa oxy trong máu. Máy này điều dưỡng rất cần để đo mạch, đo nồng độ oxy trong máu (Sp02) và theo dõi suy hô hấp cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ngoài ra, máy đo huyết áp điện tử, máy thở chuyên dụng cho cấp cứu ngoại viện là những trang thiết bị y tế (nếu có) sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Các loại máy này dễ mua, chi phí thấp nên có thể mua với số lượng lớn để phân bổ cho nhiều nơi đang cần sử dụng. Đặc biệt sau khi hết dịch, máy này còn có thể sử dụng theo dõi cho nhiều loại bệnh khác nhau.
Top 5 Máy Trợ Thở Covid-19
Máy Thở Bipap iBreeze
- EVAPS hỗ trợ áp suất đảm bảo khối lượng thiết yếu, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh áp suất hỗ trợ tối ưu
- Theo dõi mực nước và ngừng sưởi ấm khi đó sẽ đưa ra cảnh báo rõ ràng, trong khi mực nước xuống thấp, để tránh sự khó chịu của bệnh nhân do không khí khô và không mang lại sự an toàn tối đa.
- Hiển thị trên màn hình rõ nét, các menu cài đặt cho các tính năng chính của hệ thống.
Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA |
Máy Thở Resmart GII Bipap
- Hiển thị dạng sóng áp lực, luồng khí theo thời gian thực và độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim
- Eco Smart với thiết kế buồng nước kép sáng tạo, kiểm soát lượng nước chính xác, với bù nước theo thời gian thực từ buồng chứa cho hiệu quả cao, tiết kiệm nước
- Đảm bảo thời gian hít vào và nâng cao hiệu quả điều trị đáng kể.
Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T |
Máy Thở BiPAP Phillips DreamStation
- Kiểm soát sức kháng của từng loại Mask và mặt nạ có phù hợp không
- Thiết kế kiểu mô-đun với 1 ngăn nước, khay chứa nước an toàn trong máy
- Kiểu dáng đẹp, trọng lượng nhẹ, gọn gàng, tháo lắp dễ dàng mang tính thẩm mỹ về mặt thẩm mỹ mà còn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng BiPAP
- Kiểm soát độ ẩm trong hơi thở dễ dàng và màn hình được bố trí phía trước có thể nằm trên giường và điều chỉnh
- Kết nối nguồn Oxy, tự động thích nghi với người bệnh, bệnh nhân tự quản lý độ ẩm
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là sản phẩm tiêu biểu hàng đầu của Philips.
Máy trợ thở Phillips DreamStation BiPAP autoSV |
Máy Thở Resvent Auto Cpap iBreeze
- Máy gồm chế độ CPAP và APAP
- IPR (Giải phóng áp suất thông minh) độc đáo khi truyền cảm hứng & trải nghiệm thoải mái hơn trong quá trình trị liệu thông khí đến cho bệnh nhân. Có sẵn 3 cấp IPR để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.
- Cho phép người dùng điều chỉnh cài đặt thiết bị và xem thông tin về liệu pháp trị liệu của mình.
Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze |