Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

984

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh là một tình trạng mãn tính ngày càng trở nên phổ biến. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường dễ nhận thấy nhất bao gồm tăng cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiểu đường cũng như triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh những điều bạn cần lưu ý

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh những điều bạn cần lưu ý

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh tiểu đường ở bé sơ sinh là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường trong máu, từ đó làm cho lượng đường trong máu tăng lên cao. Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh có bị tiểu đường không thì câu trả lời . Tiểu đường sơ sinh có thể xảy ra khi sinh non, do nhiễm trùng, truyền dịch hoặc cũng có thể do thuốc. Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh thường không xảy ra ở giai đoạn sơ sinh mà xảy ra vào trước khi bé được 6 tháng hoặc 12 tháng tuổi.

Tiểu đường sơ sinh được phân thành 3 loại như sau: tiểu đường sơ sinh thoáng qua, tiểu đường sơ sinh kéo dài và tiểu đường sơ sinh kết hợp hội chứng.

Tiểu đường sơ sinh có thể xảy ra khi sinh non, do nhiễm trùng, truyền dịch

Tiểu đường sơ sinh có thể xảy ra khi sinh non, do nhiễm trùng, truyền dịch

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh thường là do di truyền từ cha mẹ, do đột biến gen hoặc cũng có thể vì căng thẳng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố liên quan đến đường huyết.

Các đặc điểm chính của bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh là do sự thay đổi trong gen ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin. Điều này có nghĩa là mức đường huyết (đường) trong cơ thể tăng rất cao.

Đặc điểm chính của bệnh tiểu đường ở các trẻ sơ sinh là bệnh được chẩn đoán ở trẻ dưới 6 tháng. Đây là điểm khác với bệnh tiểu đường loại 1, vì tiểu đường loại 1 không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

Một điểm chính khác là có khoảng 20% ​​những trẻ mắc bệnh tiểu đường sơ sinh bị chậm phát triển (ví dụ như yếu cơ, khó khăn trong học tập) và động kinh.

Bệnh tiểu đường sơ sinh tạm thời không kéo dài mãi mãi và thường tự khỏi trước 12 tháng tuổi. Nhưng bệnh có thể tái phát sau đó, thường là trong độ tuổi thiếu niên. Tiểu đường sơ sinh vĩnh viễn là bệnh kéo dài vĩnh viễn.

Có khoảng 20% ​​những trẻ mắc bệnh tiểu đường sơ sinh bị chậm phát triển

Có khoảng 20% ​​những trẻ mắc bệnh tiểu đường sơ sinh bị chậm phát triển

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Tiểu đường sơ sinh thường có những biểu hiện âm thầm và không đặc trưng khiến người lớn rất dễ bỏ qua. Cụ thể là:

  • Trẻ sơ sinh bị tiểu đường thường mệt mỏi
  • Trẻ bú nhiều nhưng lại gầy
  • Tiểu tiện vào ban đêm nhiều hơn so với bình thường
  • Sốt kéo dài dai dẳng
  • Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai
  • Sút cân, không hoặc chậm tăng cân so với các trẻ khác.

Xét nghiệm di truyền cho bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Xét nghiệm di truyền cho bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh được áp dụng cho tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước 9 tháng tuổi. Xác nhận chẩn đoán bằng xét nghiệm di truyền phân tử là điều cần thiết trước khi xem xét bất kỳ thay đổi nào đối với phương pháp điều trị.

>> Không chỉ ở trẻ sơ sinh bệnh tiểu đường ở trẻ em cũng rất phổ biến

Xét nghiệm di truyền cho bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Xét nghiệm di truyền cho bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó khăn và vô cùng phức tạp. Song song với mục đích trị bệnh, trẻ sơ sinh cũng phải được đảm bảo phát triển bình thường. Do đó, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ nhi khoa có thể xét nghiệm máu, tiêm thuốc nhiều lần để tìm ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng bé.

Đối với những bé mắc bệnh khi 2 tháng tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 4 – 6 mũi insulin/ngày kết hợp với việc thử đường huyết 5 lần/ngày ở ngón chân hoặc ngón tay.

Không chỉ vậy, để tìm được cách điều trị phù hợp lâu dài phù hợp, bác sĩ cần phải xét nghiệm phân tích gen để tìm đột biến, nhưng quan trọng là xét nghiệm này không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được. Do đó hiện tại, phương pháp tiêm insulin là lựa chọn phổ biến, áp dụng với những trẻ được phát hiện bệnh sớm và mức độ bệnh còn nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc. 

Hiện nay cũng có một cách điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh khác là bơi insulin tự động dưới da, nhưng cách này rất phức tạp và khá tốn kém.

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó khăn và vô cùng phức tạp

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó khăn và vô cùng phức tạp

Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên trang bị máy đo đường huyết ngay tại nhà để theo dõi tiến triển tình trạng bệnh một cách chủ động. Tham khảo ngay các mẫu máy test tiểu đường cao cấp giá tốt tại Siêu Thị Y Tế.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Hy vọng bài viết chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh, tránh những nguy hại cho sức khỏe của bé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất