Mùa hè oi bức khiến bệnh nhân hen suyễn thêm phần khó thở, mệt mỏi, bệnh tình có phần gia tăng. Cũng vì thế, nhiều bệnh nhân rất khổ sở vì chưa tìm ra phương thức tự chăm sóc bản thân tại nhà trong những ngày nắng nóng. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu cách thức chăm sóc bệnh nhân hen suyễn tại nhà trong mùa hè nhé!
Cách chăm sóc bệnh nhân hen suyễn tại nhà
Nguy hiểm vì tự ý ngưng thuốc
Hen suyễn là một bệnh mạn tính, đòi hỏi phải điều trị lâu dài. Phần lớn thời gian điều trị bệnh hen suyễn diễn ra tại nhà, thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh hen chiếm khoảng 4 – 5% dân số, số lượng người bệnh là trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Theo một số nghiên cứu, tần suất hen ở trẻ 13 – 14 tuổi tại nước ta là 14, 8%, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Không sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ, sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên mà không dùng thuốc dự phòng, tự ý ngưng thuốc, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn. Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu.
Trong thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhi mắc hen suyễn đã phải cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở, hơi thở khò khè. Sau thời gian điều trị tích cực tại bệnh viện, phụ huynh đã tự ý ngưng dùng thuốc theo kê toa mỗi ngày. Chỉ sau 2 tuần, tình trạng bệnh nhi trở nên nghiêm trọng dẫn đến gián đoạn việc học. Bệnh nhi, sau đó, phải trở lại cấp cứu và tiếp tục được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Trong điều trị hen suyễn, bệnh nhân thường được điều trị với phương pháp thở oxy, phun khí dung thuốc giãn đường thở, tiêm thuốc corticoid. Bệnh nhân trong cơn hen cần phải được theo dõi tại trung tâm y tế chuyên nghiệp, đồng thời sử dụng thuốc đúng toa bác sĩ.
Đặc biệt, bệnh nhân hen suyễn cũng cần theo dõi chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng. Khi cơn hen qua đi, bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú theo sự chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Bị hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra.
Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay tử vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh. Có thể nói, việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh.
Người thân cũng cần tìm hiểu các triệu chứng điển hình của hen suyễn để có thể sơ cứu bệnh nhân kịp thời. Nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp. Khi đó cần dùng thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại thuốc cắt cơn mỗi 15 – 20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.
Khi đã dùng thuốc cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1 – 2 lần cắt cơn đầu tiên) thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng thuốc cắt cơn mỗi 15 – 20 phút cho đến khi triệu chứng giảm đáng kể hoặc khi đến được cơ sở y tế.
Sử dụng máy xông khí dung để hỗ trợ điều tị bệnh hiệu quả nhất
Mời bạn tham khảo các mẫu máy xông mũi họng đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy xông mũi họng Philips Innospire Deluxe
Giá bán tham khảo: 1.990.000đ + Quà
Máy xông khí dung Wellmed CNB69028
Giá bán tham khảo: 590.000đ
Trong điều kiện nắng nóng, người bệnh cần duy trì nhịp sinh hoạt điều độ và uống nhiều nước để giữ thân nhiệt ổn định. Đồng thời, gia đình cũng cần chú ý làm mát nhiệt độ phòng để quá trình hô hấp của bệnh nhân được dễ dàng hơn.