Huyết áp cao là bao nhiêu và những điều cần biết

3750

Ngày nay, các vấn đề về huyết áp gia tăng đáng kể, đặc biệt là bệnh huyết áp cao. Huyết áp cao không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu như không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy huyết áp cao là bao nhiêu? Bao nhiêu là cao huyết áp? Phòng ngừa và điều trị cao huyết áp như thế nào? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như chúng ta biết huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp sinh ra từ cơ chế bơm máu của tim cộng với sự co giãn của thành động mạch.

Thường huyết áp có xu hướng tăng cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm. Huyết áp cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của con người nếu như không được kiểm soát.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp được xác định thông qua hai chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu:

  • Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu ở người trưởng thành bình thường là từ 90-135 mmHg. Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương ở người trưởng thành bình thường là từ từ 60-89 mmHg.
  • Huyết áp được gọi là cao khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc khi huyết áp tâm trương >= 90 mmHg.

Để xác định bản thân bạn có bị huyết áp hay không thì bạn nên đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc đến các trung tâm y tế.

Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức huyết áp được coi là báo động ở mức nguy hiểm là là huyết áp tâm thu trên 160 mm hg và huyết áp tâm trương trên 100 mm hg.

Khi huyết áp của bạn ở chỉ số này bạn cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ, có biện pháp kiểm soát huyết áp, tránh tình trạng tăng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, thậm chí tử vong….

Cần phải làm gì khi bị huyết áp tăng cao?

Khi bị huyết áp cao, người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy huyết áp giảm về mức bình thường không nên tự ý bỏ uống thuốc vì chỉ số huyết áp là do huyết thuốc mang lại.

Nếu không có sự thay đổi của bác sĩ không được phép tự ý thay đổi loại thuốc, vì thuốc hạ huyết áp có nhiều loại và mỗi đối tượng phù hợp một loại riêng.

thuốc hạ huyết áp

Dùng thuốc hạ áp là việc làm bắt buộc đối với bệnh nhân cao huyết áp. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như giảm chất béo, mỡ động vật, muối, rượu bia, thức ăn nhanh, chất kích thích. Tích cực ăn nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây và uống nhiều nước.

Tích cực luyện thể dục thể thao hàng ngày với những môn phù hợp cho sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, thiền, yoga…

Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, lạc quan, tránh những căng thẳng stress hay xúc động mạnh

Các bạn cần phải lưu ý rằng, khi bị tăng huyết áp, cho dù có kiểm soát tốt chỉ số thì tỷ lệ mắc các biến cố về tim mạch rất cao, nhất là hình thành các mảng xơ vữa gây bít tắc các động mạch, làm thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, nhồi máu cơ tim và nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy việc phòng các biến chứng của huyết áp cao cũng quan trọng như kiểm soát chỉ số huyết áp vậy.

Xem thêm:

bệnh cao huyết áp cần bổ sung nhiều chất xơ

Người mắc bệnh cao huyết áp cần bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. (Ảnh: Internet)

Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn nhạt hơn so với người bình thường, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Uống đủ nước mỗi ngày, không để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, nước uống có cồn…
  • Tập luyện mỗi ngày: Nên dành thời gian từ 30 đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện tập thể chất, chơi những môn thể thao mình yêu thích.
  • Xây dựng lối sống văn minh: Ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng mệt mỏi, bức tức nóng giận.
  • Thường xuyên đo huyết áp.

Bên trên là một số thông tin về chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm và cách phòng điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.