Người bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh nhất?

1724

Thay đổi chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp cao. Vậy bạn có biết người bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? Bài viết sau từ Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được cao huyết áp uống gì cho hạ, những nguyên tắc cơ bản khi bổ sung nước uống và một số lưu ý khác giúp người bệnh duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Huyết Áp Cao Nên Uống Gì Để Hạ Nhanh?

Huyết Áp Cao Nên Uống Gì Để Hạ Nhanh?

Bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh nhất?

Để kiểm soát huyết áp cao thì ngoài việc dùng thuốc kê đơn theo chỉ định từ bác sĩ thì thay đổi lối sống cũng là một cách hiệu quả. Theo đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh cao huyết áp. Vậy uống gì để hạ huyết áp nhanh nhất? Người bệnh nên bổ sung thêm các loại đồ uống sau đây:

Nước lọc 

Nước chiếm khoảng 73% trong tim, điều này cho thấy nước lọc là loại đồ uống hàng đầu giúp kiểm soát huyết áp. Uống đủ nước lọc đảm bảo máu lưu thông trơn tru, không gây tắc nghẽn đến mọi cơ quan trong cơ thể và duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. 

Các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Tùy thuộc vào trọng lượng và thể tích cơ thể, bác sĩ có thể đưa ra lượng nước khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Nước lọc là loại đồ uống hàng đầu giúp kiểm soát huyết áp

Nước lọc là loại đồ uống hàng đầu giúp kiểm soát huyết áp

Sữa tách béo

Huyết áp cao uống gì? Sữa tách béo chứa nhiều kali, canxi và magiê – những khoáng chất có khả năng giúp giảm huyết áp. Một số nghiên cứu cho biết uống 1 – 2 ly sữa tách béo mỗi ngày trong 4 tuần có thể giúp giảm huyết áp, đặc biệt là với những người từ 55 tuổi trở lên bị huyết áp cao.

Huyết áp cao uống gì? Sữa tách béo chứa kali, canxi và magiê giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao uống gì? Sữa tách béo chứa kali, canxi và magiê giúp giảm huyết áp

Trà xanh 

Bạn chưa biết cao huyết áp nên uống gì để hạ? Đừng bỏ qua thức uống quen thuộc là trà xanh nhé. Trà xanh có chứa catechin – chất chống oxy hóa giúp thư giãn các cơ trơn trong mạch máu làm giảm huyết áp hiệu quả.

Trà xanh có chứa catechin giúp giảm huyết áp hiệu quả

Trà xanh có chứa catechin giúp giảm huyết áp hiệu quả

Nước ép quả việt quất 

Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi có hàm lượng polyphenol cao giúp hạ huyết áp. Đặc biệt nước ép quả việt quất đã được chứng minh là có khả năng giảm huyết áp tâm thu lần lượt là 7,3 và 6,8mmHg sau 6 và 12 tuần. Quả việt quất chứa nhiều vitamin, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên nếu người bệnh còn băn khoăn huyết áp cao uống gì thì hãy bổ sung nước ép việt quất vào chế độ ăn uống của mình ngay nhé.

Cao huyết áp uống gì cho hạ? Nước ép việt quất có nhiều vitamin giúp hạ huyết áp

Cao huyết áp uống gì cho hạ? Nước ép việt quất có nhiều vitamin giúp hạ huyết áp

Trà hoa atiso 

Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? Câu trả lời chính là trà hoa atiso. Bởi trong hoa atiso có chứa nhiều phytochemical – hợp chất hoạt động tương tự chất chống oxy hóa. Phytochemical có khả năng hạ huyết áp một cách tự nhiên nhờ tác dụng giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm cholesterol xấu.

Trà hoa atiso có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả

Trà hoa atiso có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả

Nước ép cà chua

Cà chua chứa hàm lượng lớn kali, vitamin và chất chống oxy hóa như lycopene. Những thành phần này đều có khả năng ổn định và duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh. Do đó nếu chưa biết tăng huyết áp uống gì thì người bệnh có thể uống đều đặn 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày để thấy huyết áp được cải thiện rõ rệt.

Nước ép cà chua có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và huyết áp

Nước ép cà chua có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và huyết áp

Nước ép lựu

Trong lựu có chứa nhiều thành phần giúp ức chế men chuyển (ACE), làm ức chế angiotensin – loại enzyme nếu tích tụ nhiều sẽ khiến mạch máu mất nước và co bóp chặt gây huyết áp cao. Vậy nên trong danh sách cao huyết áp uống gì để hạ chắc chắn không thể thiếu nước ép lựu – loại nước ép không chỉ thơm ngon mà còn có “tác dụng thần kỳ” với huyết áp.

Nước ép lựu là thức uống có thể giảm huyết áp nhanh chóng

Nước ép lựu là thức uống có thể giảm huyết áp nhanh chóng

Nước chanh và cam

Tiếp theo trong danh sách huyết áp cao uống gì cho hạ là loại nước ép vô cùng quen thuộc và thơm ngon, đó là nước ép cam và chanh. Hàm lượng vitamin C cao trong cả cam và chanh sẽ làm mềm mạch máu, có thể điều chỉnh huyết áp cao, tăng cường sức khỏe tim mạch tối ưu. Các khoáng chất và hợp chất thực vật khác có trong nước ép cam và chanh cũng tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Huyết áp cao uống gì cho hạ? Câu trả lời chính là nước ép cam

Huyết áp cao uống gì cho hạ? Câu trả lời chính là nước ép cam

Nước ép củ cải đường

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng nước ép của cả củ cải sống và nấu chín đều cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, nước ép củ cải đường sống có tác động lớn hơn đến huyết áp. Củ cải đường rất giàu nitrat – một hợp chất được biết là có tác dụng giảm huyết áp.

Củ cải đường rất giàu nitrat – một hợp chất được biết là có tác dụng giảm huyết áp

Củ cải đường rất giàu nitrat – một hợp chất được biết là có tác dụng giảm huyết áp

Nước ép củ dền

Củ dền không chỉ được chế biến trong các món canh mà còn có thể ép thành nước uống rất tốt cho người bệnh huyết áp cao. Củ dền chứa nhiều vitamin giúp mạch máu trơn tru, hoạt động hiệu quả. Thành phần nitrat trong củ dền khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành nitrit giúp giãn mạch máu. Kali và folate đều có nhiều trong củ dền, đây lại là hai chất dinh dưỡng có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Tất cả những điều này làm cho nước ép củ dền trở thành thức uống bổ dưỡng cho người bệnh huyết áp cao nhờ khả năng hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.

Nước ép củ dền chứa nhiều vitamin, nitrat, kali và folate giúp điều hòa huyết áp

Nước ép củ dền chứa nhiều vitamin, nitrat, kali và folate giúp điều hòa huyết áp

Sữa chua không đường 

Người bệnh huyết áp cao nên uống gì để hạ? Sữa chua không đường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho huyết áp bao gồm: canxi, probiotics, vitamin D giúp thúc đẩy sản xuất axit nitric – thành phần quan trọng giúp huyết áp khỏe mạnh. Người bệnh có thể tiêu thụ sữa chua không đường mỗi ngày để cải thiện huyết áp của mình, đồng thời giúp cho tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Sữa chua không đường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho huyết áp

Sữa chua không đường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho huyết áp

Nước ép mướp đắng (khổ qua)

Vì sao nước ép khổ qua cũng nằm trong danh sách huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? Bởi theo đông y, khổ qua có tính hàn, tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, làm giảm natri trong máu giúp huyết áp khỏe mạnh. Không chỉ giúp hạ huyết áp, người bệnh uống nước ép khổ qua thường xuyên còn có thể ngăn ngừa một số biến chứng do huyết áp cao gây ra như máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não,…

Nước ép khổ qua cũng nằm trong danh sách cao huyết áp nên uống gì để hạ

Nước ép khổ qua cũng nằm trong danh sách cao huyết áp nên uống gì để hạ

Nước ép cần tây

Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? Tuy cần tây có mùi hăng và có thể khó tiêu thụ với nhiều người, nhưng có lẽ bạn chưa biết uống nước ép cần tây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạ huyết áp ở người bệnh huyết áp cao. Phytochemical có trong cần tây giúp giãn mô thành động mạch, tăng lưu lượng máu để giảm huyết áp tối ưu.

Uống nước ép cần tây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạ huyết áp

Uống nước ép cần tây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạ huyết áp

Nước ép mận

Một trong những lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước ép mận khô là giúp làm giảm huyết áp. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng huyết áp giảm đáng kể ở những người ăn 3 quả mận khô mỗi ngày. Những người ăn sáu quả mận khô mỗi ngày đã giảm thêm huyết áp tâm thu. Để tận dụng những tác dụng này, hãy uống một ly nước ép mận 100 phần trăm hoặc tự pha chế mận khô đã ngâm.

Tăng huyết áp uống gì? Người bệnh có thể uống nước ép mận

Tăng huyết áp uống gì? Người bệnh có thể uống nước ép mận

Những lưu ý khi người huyết áp cao bổ sung nước uống

Ngoài việc tìm hiểu huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi bổ sung nước uống trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình:

  • Uống đủ lượng nước: Uống quá ít nước không có lợi cho huyết áp và sức khỏe. Theo đó, uống nước quá ít nước sẽ làm tăng natri trong máu, có thể khiến huyết áp bị tăng đột ngột. Ngoài ra uống không đủ nước còn làm cơ thể thiếu nước, gây tăng nồng độ máu và cản trở quá trình tuần hoàn máu. Do đó, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước nên uống mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe của mình.
Người bệnh nên uống nước với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng và sức khỏe

Người bệnh nên uống nước với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng và sức khỏe

  • Nhiệt độ nước phù hợp: Điều quan trọng thứ 2 cần lưu ý là người bệnh nên uống nước ở nhiệt độ thích hợp, tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Lý do là vì:
    • Uống nước quá nóng làm cho máu tuần hoàn nhanh khiến tim bị chèn ép quá mức. Ngoài ra nước nóng cũng làm cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và khiến niêm mạc dễ bị tổn thương, dễ gây bỏng miệng và cổ họng.
    • Ngược lại, nước quá lạnh khiến não và tim không nhận đủ máu, gây co thắt huyết quản rất nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bổ sung khoáng chất khi uống nước: Người bệnh huyết áp cao nếu thường xuyên ra mồ hôi thì nên bổ sung thêm khoáng chất khi uống nước, tránh làm cơ thể mất nhiều nước do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều. Thức uống gợi ý là nước ép trái cây, trà xanh.
Người bệnh huyết áp cao nên uống trà xanh để bổ sung khoáng chất

Người bệnh huyết áp cao nên uống trà xanh để bổ sung khoáng chất

Một số cách khác giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

  • Giảm lượng natri nạp vào: Tiêu thụ lượng lớn natri từ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ có vị mặn,… có thể làm tăng huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị lượng natri tối đa hàng ngày là 2.300 mg đối với hầu hết người lớn, tốt nhất là khoảng 1.500 mg mỗi ngày.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Cố gắng ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ và đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết giúp huyết áp khỏe mạnh. 
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp tim khỏe mạnh và duy trì cân nặng vừa phải, điều này có thể làm giảm huyết áp. Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên ít nhất 150 phút mỗi tuần, bao gồm các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc đạp xe.
Hoạt động thể chất giúp tim khỏe mạnh, duy trì cân nặng vừa phải, làm giảm huyết áp

Hoạt động thể chất giúp tim khỏe mạnh, duy trì cân nặng vừa phải, làm giảm huyết áp

  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc có thể khiến động mạch bị thu hẹp, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vậy nên người bệnh nên bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn bệnh cao huyết áp. Người bệnh có thể thư giãn bằng cách thiền, tập yoga, đọc sách, đi dạo, nghe nhạc,…
  • Luôn chủ động kiểm tra huyết áp mỗi ngày: Đo huyết áp mỗi ngày với máy đo huyết áp tại nhà giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Duy trì tốt thói quen này cũng giúp người bệnh phát hiện kịp thời tình trạng hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Đo huyết áp với máy đo huyết áp điện tử giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Đo huyết áp với máy đo huyết áp điện tử giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Mua ngay các sản phẩm máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay wellmed axd 804 avt1 7

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Wellmed AXD-804
Giá bán tham khảo: 599.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

Xem thêm các mẫu máy đo huyết áp khác TẠI ĐÂY

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh cũng như một số cách khác để duy trì huyết áp khỏe mạnh. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi thông tin chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế Blog và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo:medicalnewstoday.com

XEM THÊM:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất